Có nên nhổ răng khôn không?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là chiếc răng mọc trong cùng trên cung hàm. Mặc dù không đảm nhận chức năng ăn nhai nhưng lại ở gần răng hàm nên vị trí mọc răng số 8 rất dễ mắc thức ăn.
Khi bàn chải không thể tới được, việc vệ sinh răng miệng sẽ rất khó khăn. Thức ăn thường bị giắt vào và tích tụ thành các mảng bám. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn cư trú và gây bệnh sâu răng, hôi miệng.
Ngoài ra, do răng khôn mọc muộn và có kích thước khá lớn nên thường không có chỗ mọc gây mọc lệch, mọc ngầm.
Dấu hiệu hay gặp nhất khi mọc răng khôn là gây đau nhức cho bệnh nhân. Vì vậy, rất nhiều người có thắc mắc răng có nên nhổ răng khôn không.
Có nên nhổ răng số 8 hàm trên không?
Răng số 8 hàm trên hầu như không có chức năng thẩm mỹ và chức năng ăn nhai nên với câu hỏi có nên nhổ răng số 8 hàm trên không thì câu trả lời là CÓ.
Khi chiếc răng khôn hàm trên nhú ra khỏi nướu sẽ có hiện tượng mọc lệch, đâm vào má khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn và tăng nguy cơ sâu răng.
Các chuyên gia nha khoa đều cho rằng việc nhổ sớm là hoàn toàn cần thiết để không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và các răng bên cạnh.
Có nên nhổ răng khôn hàm dưới không?
Có nên nhổ răng khôn hàm dưới không là câu hỏi thường gặp nhất. Răng khôn hàm dưới là chiếc răng gây ra nhiều phiền toái nhất cho bệnh nhân bởi chúng có thể mọc chèn ép vào ống thần kinh, mọc lệch đâm ngang vào răng số 7, gây sâu răng tại chỗ và lây lan sang các răng bên cạnh, đặc biệt là khiến bệnh nhân đau đớn và sưng tấy trong nhiều ngày.
Do đó, nhổ răng khôn hàm dưới là cách tốt nhất để loại bỏ những biến chứng do mọc răng số 8 gây ra.
Có nên nhổ răng khôn không cho dù răng hàm trên hay hàm dưới thì hầu hết các trường hợp đều được các bác sĩ chỉ định nhổ bỏ. Vậy trường hợp nào nên nhổ răng khôn, trường hợp nào không nên?
Trường hợp nên nhổ răng khôn
Có nên nhổ răng số 8 bị sâu không?
Răng số 8 bị sâu hay răng khôn bị sâu nặng thì tốt nhất nên nhổ bỏ để loại bỏ các nguy cơ biến chứng mà nó gây ra.
Bản thân răng số 8 đã tiềm ẩn nhiều vấn đề răng miệng, nhất là khi bị sâu thì việc trước tiên là cần nhổ răng số 8 bị sâu để không làm ảnh hưởng tới các răng bên cạnh.
Thực tế, việc nhổ răng hàm số 8 không ảnh hưởng đến ăn nhai như răng số 7 hoặc số 6 do răng số 8 về cơ bản không đảm nhận chức năng ăn nhai trên cung hàm.
Cũng có một số trường hợp đau răng số 8 bị sâu có thể được khắc phục bằng cách hàn trám răng nhưng cách này thường không hiệu quả bởi sau một thời gian chỗ trám sẽ bị bong tróc và việc tái sâu răng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Khi đó tình trạng răng sâu và viêm nhiễm càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, tốt nhất nên loại bỏ nguy cơ tác động của răng số 8 bị vỡ ngay từ ban đầu.
Răng khôn mọc lệch có nên nhổ không?
Răng khôn mọc lệch đặc biệt nên nhổ bởi chúng là nguyên nhân gây chèn ép, xô lệch răng số 7 , mắc kẹt thức ăn gây sâu răng, đau nhức,… cho bệnh nhân.
Nhổ răng khôn mọc lệch sớm sẽ giảm thiểu được những nguy cơ mắc những biến chứng này.
Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau?
Có nên nhổ răng khôn đang bị đau không sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân đau răng có kèm theo sưng tấy và nhiễm trùng hay không.
Nếu răng khôn đang mọc sưng tấy và mắc một số bệnh lý răng miệng thì bác sĩ cần điều trị triệt để trước khi tiến hành nhổ răng.
có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau không?
Răng khôn không đau có nên nhổ?
Răng khôn không đau có nên nhổ hay không cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng chiếc răng. Nếu răng số 8 mọc thẳng bình thường và không mắc các bệnh lý răng miệng, hoặc răng khôn vĩnh viễn ở dưới xương hàm thì không cần thiết phải nhổ.
Tuy nhiên, bạn cần phải đi kiểm tra thường xuyên để đảm bảo răng khôn không gây hại cho sức khỏe.Còn nếu răng khôn không đau nhưng thường xuyên dắt thức ăn và đã chớm sâu răng thì các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ sớm.
Ngoài ra, nếu bạn đã nhổ răng khôn hàm trên hoặc hàm dưới thì bắt buộc phải nhổ răng đối diện còn lại bởi khi chiếc răng này mọc dài ra, không được ngăn chặn bởi răng hàm đối diện sẽ gây sai lệch khớp cắn, vướng víu trong ăn nhai và hàng loạt những biến chứng nguy hiểm khác.
Trường hợp không nên nhổ răng khôn
Một số trường hợp bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên nhổ răng khôn mà có thể giữ lại như sau:
- Răng khôn mọc thẳng, không mắc các bệnh lý răng miệng, không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
- Răng số 8 vĩnh viễn nằm dưới xương hàm mà không phát triển thêm.
- Người mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, các vấn đề về máu,… không nên nhổ răng khôn. Nếu nhổ cần phải được kiểm soát bởi các bác sĩ chuyên khoa khác.
- Phụ nữ mang thai, người trong thời kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng khôn trong thời điểm này.
Răng khôn tiềm ẩn rất nhiều biến chứng và rủi ro cho sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân được khuyên nên phẫu thuật sớm. Các trường hợp bất khả kháng không thể nhổ cần được sự kiểm soát kỹ của bác sĩ.
Răng khôn có nên nhổ? Những thắc mắc thường gặp
Có nên nhổ 2 răng khôn cùng lúc?
Có nên nhổ 2 răng khôn cùng lúc không sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của bạn. Nếu sức khỏe tốt thì hoàn toàn có thể nhổ 2 răng khôn hoặc 4 răng khôn cùng lúc.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên bạn nên nhổ 2 răng khôn cùng lúc ở cùng 1 phía để không ảnh hưởng đến ăn uống và vệ sinh.
Việc nhổ 2 răng khôn cùng lúc sẽ tiết kiệm được thời gian, số lần chịu đau, ít phải kiêng khem và uống thuốc nhiều lần.
Có nên nhổ 4 răng khôn cùng lúc không?
Nhổ 4 răng khôn trong một lần sẽ tiết kiệm thời gian tối đa tới nha khoa dành cho những người bận rộn, nhưng có nên nhổ 4 răng khôn cùng lúc không?
Các bác sĩ khuyến cáo bạn không nên thực hiện nhổ 4 răng khôn cùng lúc trừ trường hợp bất đắc dĩ. Cơ thể cần có một thời gian thích nghi và lành thương sau khi phẫu thuật một chiếc răng khôn.
Thực hiện phẫu thuật cả 4 răng sẽ khiến cơ thể phải chịu đau gấp nhiều lần, một số bệnh nhân có cơ địa yếu sẽ có biểu hiện sốt cao, sưng má, co cứng hàm và khả năng ăn uống cũng bị ảnh hưởng.
Bà bầu có nên nhổ răng khôn không?
Bà bầu hoàn toàn KHÔNG NÊN nhổ răng khôn bởi trong giai đoạn này cơ thể của mẹ đang thay đổi nội tiết tố nên rất nhạy cảm, nhổ răng sẽ cảm giác đau hơn, khả năng mất máu nhiều hơn.
Nếu nhổ răng không an toàn có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng ăn uống dễ khiến bé bị suy dinh dưỡng hoặc sinh non.
Nếu răng khôn gây đau nhức khó chịu cho người mẹ thì nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, giảm sưng và kiểm soát sự biến chứng của răng khôn. Các loại thuốc phải tuyệt đối an toàn với mẹ và bé.
Đang cho con bú có nên nhổ răng khôn?
Trong khi đang cho con bú bạn hoàn toàn có thể nhổ răng khôn bởi không còn nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.
Sau thời gian dài mang bầu chịu đựng với răng khôn, các vi khuẩn sâu răng đã phát triển kèm theo hiện tượng sưng, viêm, đau đớn nên rất cần thiết phải nhổ bỏ.
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa đáng tin cậy để thực hiện nhổ răng khôn an toàn, không gây biến chứng để có sức khỏe nuôi bé bằng sữa mẹ.
Sau khi nhổ răng, bạn cũng nên ăn uống các thực phẩm mềm, đầy đủ chất để đầy đủ dinh dưỡng lành thương nhanh và có nguồn sữa tốt nhất cho bé.
NHỮNG LƯU Ý SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN
Mọc răng khôn không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng mà còn khiến cơ thể vô cùng khó chịu, thậm chí gây ra hiện tượng sốt, đau đầu,…Và khi đã nhổ bỏ chiếc răng khôn mọc sai lệch để đảm bảo an toàn cho toàn hàm, các bạn cần lưu ý những vấn đề như:
Chảy máu
Việc chảy máu sau khi nhổ răng có thể xuất hiện trong vài giờ đầu. Để hạn chế tình trạng chảy máu, bệnh nhân cần ngậm chặt miếng gạt bông vô trùng. Nếu lượng máu ra nhiều hơn thì bệnh nhân cần phải đến gặp nha sĩ kịp thời.
Sưng tấy
Đây là một điều không thể tránh khỏi sau khi nhổ răng. Hạn chế sưng sau khi nhổ răng thì có thể chườm lạnh bên ngoài vùng bị sưng.
Ăn uống
Bạn nên ăn những thức ăn mềm, lỏng và mát, tránh ăn đồ nóng, cứng vào những ngày đầu sau khi nhổ răng.
Ăn thức ăn loãng sau khi nhổ răng khôn giúp vết thương nhanh lành
Đánh răng
Chỉ nên đánh răng sạch sẽ ở các vùng khác, không đánh trực tiếp vào vùng mới nhổ răng. Vệ sinh răng miệng sạch là điều cần thiết để có một hàm răng khỏe mạnh.
Nghỉ ngơi
Đây là điều cần thiết sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần phải được nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi sức khỏe và bảo đảm sức đề kháng giúp vết thương nhanh lành.
Uống thuốc
Khi hết thuốc tê bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng răng bị nhổ. Các nha sĩ thông thường sẽ kê cho bệnh nhân đơn thuốc để giảm đau nhức và thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng . Bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt.
Quy trình nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn được coi là một tiểu phẫu trong nha khoa và được tiến hành trong vòng 15-30 phút tùy vào tình trạng răng khôn. Tốt nhất nên thực hiện nhổ răng khôn vào buổi sáng và bạn nên ăn sáng đầy đủ để chuẩn bị tinh thần và thể chất tốt nhất cho ca nhổ. Dưới đây là 4 bước cơ bản trong quy trình nhổ răng khôn tại Nha Khoa MaiKa:
Bước 1: Thăm khám, tư vấn
Đây là bước cơ bản đầu tiên không thể bỏ qua trong quy trình nhổ răng khôn. Nha sỹ cần thăm khám kỹ lưỡng tình trạng răng miệng của bạn, nếu phát hiện bất kỳ bệnh lý nào cần được điều trị triệt để trước khi tiến hành nhổ răng. Chụp X-quang khi nhổ răng khôn là cần thiết, đặc biệt đối với những răng khôn mọc lệch mọc ngầm nhằm xác định tình trạng của răng, vị trí hình dạng ra sao, tương quan với dây thần kinh như thể nào để đảm bảo an toàn cho ca nhổ răng.
Nhiều trường hợp, bác sỹ cũng cần kiểm tra huyết áp, tim mạch của bệnh nhân bởi nhổ răng khôn cũng là một tiểu phẫu. Nếu bạn có bất kỳ bệnh lý cơ thể nào, đặc biệt liên quan đến máu hay tim mạch cần thông báo cho bác sỹ biết trước và không được giấu bệnh.
Bước 2: Lấy cao răng và gây tê
Bệnh nhân sẽ vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng và nha sỹ sẽ tiến hành sát khuẩn vùng răng cần nhổ. Thuốc gây tê cũng được sử dụng để gây tê cục bộ phần răng sẽ nhổ bỏ nhằm giảm đau cho bệnh nhân. Đây là bước thứ 2 trong quy trình nhổ răng khôn làm nhiều người lo lắng nhất vì khi đâm tê bạn sẽ có cảm giác ê ê và đau như kiến cắn.
Gây tê cục bộ để giảm thiểu cảm giác đau nhức
Bước 3: Nhổ răng
Hiện nay, quy trình nhổ răng khôn mọc lệch diễn ra đơn giản hơn, không tiến hành nhổ trực tiếp toàn bộ chân răng sau khi đã làm răng lung lay. Bác sỹ sẽ sử dụng mũi siêu âm tác dụng vào hệ thống nha chu xung quanh lợi nhằm làm đứt dây chằng bao quanh răng, sau đó sẽ dùng kìm để lấy từng phần răng ra. Nhờ vào công nghệ mới mà việc hạn chế xâm lấn nướu là tối đa và thời gian lành thương cũng nhanh hơn.
Bước 4: Cầm máu và tư vấn thêm
Sau khi nhổ răng bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cắn chặt bông gòn trong vòng 30 phút để cầm máu. Nha sỹ cũng sẽ tư vấn thêm cho bệnh nhân cách vệ sinh răng miệng, giảm đau sau khi nhổ răng.
Hậu phẫu nhổ răng khôn
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Việc tuân thủ những nguyên tắc sau khi nhổ răng sẽ giúp cho vết thương nhanh lành hơn. Cắn gòn sẽ giúp cầm máu nhanh hơn.
Chườm lạnh sẽ là cách giảm đau tiêu sưng hiệu quả ngay khi mới nhổ răng. Nước đá lạnh sẽ kích thích đến dây thần kinh, giúp giảm sưng, giảm đau khá nhanh. Bạn hãy lấy túi đá chườm lên trên phần má bị đau, chườm khoảng 5-10 phút sau đó lại nghỉ 1 phút rồi chườm tiếp.
Túi nước ấm cũng có tác dụng khá tốt để giảm sưng trong những ngày đầu sau khi nhổ răng nhưng lưu ý chỉ chườm ngày thứ 2 sau nhổ răng.
không súc miệng mạnh hay dùng ngón tay, vật nhọn chọc vào chỗ răng vừa nhổ. Từ ngày thứ ba sau tiểu phẫu bạn có thể đánh răng, súc miệng bình thường với nước muối sinh lý hay nước muối loãng nhưng chú ý tránh chỗ răng mới nhổ. Không hút thuốc hay uống rượu sau hậu phẫu đến tránh làm tổn thương đến ổ chân răng.
Lựa chọn các thức ăn mềm, dễ nuốt và trong một tuần đầu sau khi nhổ răng như cháo hay súp, tránh các thực phẩm cứng hay dai.
Trên đây là quy trình nhổ răng khôn cũng như những lưu ý sau khi nhổ răng mà bạn nên tham khảo trước khi quyết định nhổ răng. Việc tìm hiểu cụ thể trước tiểu phẫu sẽ giúp bạn xác định tâm lý tốt hơn.
Nên nhổ răng khôn ở đâu?
Một trong những địa chỉ nhổ răng khôn an toàn, uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay không thể bỏ qua Nha Khoa MaiKa.
- Nha khoa MaiKa có đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý nhiều ca nhổ răng phức tạp.
- Hệ thống máy móc hiện đại.
- Thiết bị và máy móc đảm bảo vô trùng 100%, đội ngũ y tá chăm sóc và phục vụ tận tình.
- Thủ tục nhanh gọn, chăm sóc khách hàng chu đáo và nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Nếu còn vướng mắc nào liên quan đến bệnh lý răng miệng, hãy liên hệ với Nha khoa MaiKa để được các bác sĩ giải đáp chi tiết nhất.