Trám răng thẩm mỹ là gì?
Trám răng thẩm mỹ hay còn được gọi là “hàn răng” được coi là giải pháp phục hình – nâng cấp cho răng khi răng bị tổn thương như: sâu, mẻ, thưa hở… khiến răng không còn đảm bảo được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bạn. Với phương pháp trám răng thẩm mỹ, răng bạn sẽ được tái tạo về hình thể và màu sắc, bằng cách đưa vật liệu trám răng thẩm mỹ cao cấp lên răng, tạo hình và khắc phục các khuyết điểm của răng.
Trám răng là gì?
Với các ưu điểm vượt trội mà phương pháp trám răng thẩm mỹ mang tới giúp răng lấy lại được nét đẹp hoàn chỉnh. Đồng thời đây là một phương pháp hiệu quả, nhanh chóng và rất an toàn. Có thể nói trám răng thẩm mỹ là một kỹ thuật nha khoa khá đơn giản nhưng lại mang đến 1 kết quả tuyệt vời cho hàm răng. Giúp bạn có nụ cười tươi tắn, rạng rỡ.
Bên cạnh trám răng, phục hình răng bằng răng sứ thẩm mỹ cũng là một phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tham khảo ngay bài viết: “Răng sứ thẩm mỹ là gì? Các điều cơ bản cần biết trước khi bọc răng sứ”
Trường hợp nào nên trám răng thẩm mỹ?
Khi gặp phải những trường hợp sau, bạn nên cân nhắc đến ngay Nha Khoa Mai Ka để được thăm khám và tư vấn chọn cho mình 1 phương pháp toàn diện cho hàm răng xinh.
Những trường hợp có thể sử dụng phương pháp trám răng
- Răng sâu, chớm sâu răng (chưa chạm đến tủy răng), điều trị lỗ sâu, điều trị tủy.
- Răng bị nứt vỡ, sứt mẻ.
- Răng thưa hở, mòn men, hở kẽ nhỏ.
- Răng bị thiểu sản men răng, mòn cổ răng.
- Răng khấp khểnh nhẹ.
- Người bị sâu răng.
- Răng bị bể, mẻ, vỡ do chấn thương.
- Người muốn trám lại răng thưa để tăng thêm tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Lưu ý về việc trám răng
Trong đó sâu răng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất mà hầu như tất cả mọi người đều mắc phải ít nhất 1 lần trong đời. Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng là do việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sau khi ăn. Khiến cho các mảng bám còn đọng lại trên răng. Lúc này, các vi khuẩn có trong khoang miệng sẽ chuyển hóa phần mảng bám này thành axit. Chúng ăn mòn và phá hoại men răng, tạo thành những vệt đen trên răn. Hoặc nặng hơn là những lỗ sâu to gây ảnh hưởng đến tủy răng.
Trám răng thẩm mỹ áp dụng cho vùng chớm sâu, mẻ nhỏ, hở kẽ…
Do đó, khi phát hiện răng bị sâu, bạn phải lập tức đến nha khoa để các bác sĩ điều trị kịp thời. Răng của bạn sẽ được phục hình một cách tốt nhất và hạn chế được bệnh sâu răng tái phát. Chính vì thế bạn nên khám răng định kì 6 tháng 1 lần. Để kiểm tra răng miệng và phát hiện kịp thời các trường hợp cần điều trị.
Lợi ích của trám răng thẩm mỹ
Trám răng thẩm mỹ là biện pháp mang đến nhiều lợi ích toàn diện. Có khả năng “hoá phép” cho bạn 1 hàm răng khoẻ đẹp như mong đợi:
- Tái tạo “ngoại hình”, khoác cho răng “chiếc áo mới” đẹp – bền cho răng đẹp hoàn chỉnh.
- Bảo vệ răng hiệu quả khi điều trị sâu răng, viêm tủy.
- Nhanh chóng – an toàn – hiệu quả, răng thật sẽ được bảo tồn tối đa.
- Ngăn ngừa được tình trạng răng sâu giúp răng không còn những khiếm khuyết.
- Hiệu quả lâu dài nhờ Nha Khoa Maika sử dụng chất liệu hàn trám răng cao cấp để đảm bảo độ bền – an toàn cho việc ăn nhai tốt hơn.
- Với hàn trám răng, răng thật sẽ được bảo tồn tối đa.
Trám răng thẩm mỹ giúp mang đến cho bạn không chỉ phương pháp điều trị các vấn đề về răng. Mà còn giúp vết trám không lộ rõ, tinh tế hơn. Sau đây là quy trình thăm khám và trám răng của Nha Khoa Maika – Phòng khám đạt chuẩn. Được cấp phép bởi Sở Y Tế cùng với đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm hơn 10 năm tận tình, chu đáo.
Quy trình trám răng thẩm mỹ tại Nha Khoa Maika
Khi đến Nha Khoa Maika bạn sẽ được tư vấn điều trị theo 4 bước. Cụ thể, quy trình trám thẩm mỹ răng sâu sẽ như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể ở vùng răng cần trám và tư vấn cho khách hàng về cách thực hiện trám răng cũng như vật liệu sẽ sử dụng.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Đây là bước cực kỳ quan trọng trong điều trị sâu răng, bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước súc miệng chuyên dụng, sau đó sát trùng vùng răng sâu cần điều trị nhằm tránh được sự viêm nhiễm không cần thiết trong quá trình điều trị bệnh.
Bước 3: Gây tê và tạo hình xoang trám
Trước tiên, có thể bác sĩ sẽ gây tê (khi cần thiết) đối với các trường hợp răng bị sâu quá nặng và làm cho bệnh nhân đau nhức trước đó để bệnh nhân không còn cảm giác đau khi trám răng.
Bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên khoa làm sạch những vụn thức ăn, ngà sâu trong lỗ sâu. Tiếp đó, bác sĩ dùng mũi khoan để tạo hình xoang trám thích hợp cho từng loại vật liệu trám và từng kỹ thuật trám răng khác nhau.
Bước 4: Tiến hành trám răng
Khi vùng răng bị sâu đã được làm sạch thì bác sĩ sẽ tiến hành quy trình trám răng thẩm mỹ che bít lỗ răng sâu theo từng thao tác như sau:
Quy trình trám răng thẩm mỹ (Ảnh: Internet)
- Bôi một loại dung dịch axit nhẹ lên chổ răng cần phục hồi (Etching).
- Phủ một lớp keo tạo độ dính (Bonding).
- Đèn quang trùng hợp cho lớp keo Bonding khô.
- Vật liệu Composite sẽ được trám từng lớp mỏng (nhiều hay ít tùy theo từng răng), bác sĩ sẽ điêu khắc miếng trám theo đúng hình dáng của răng.
- Chiếu đèn quang trùng hợp để Composite và răng tạo thành một khối đồng nhất.
- Kiểm tra khách có khó chịu với vết trám hay hàm nhai cấn, cộm thì mài chỉnh lại.
- Làm nhẵn bề mặt và đánh bóng miếng trám để giữ độ bền miếng trám với răng.